PHỤ LỤC 5
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN NỔ MÌN
I. CĂN CỨ LẬP PHƯƠNG ÁN
– Trích dẫn các Quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn và thiết kế xây dựng, khai thác… làm căn cứ để lập phương án;
– Quy mô xây dựng hoặc khai thác; tiến độ hoặc năng suất khai thác ngày, tháng, quý, năm;
– Sơ lược về phương pháp xây dựng, khai thác; thiết bị, nhân công;
– Giải thích từ ngữ, các cụm từ viết tắt (nếu có).
II. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NỔ MÌN
– Vị trí khu vực nổ mìn, cao độ, giới hạn tọa độ kèm theo bản đồ địa hình;
– Mô tả về đặc điểm dân cư, công trình, nhà không thuộc quyền sở hữu của tổ chức sử dụng VLNCN trong phạm vi bán kính 1000m kể từ vị trí nổ mìn (kể cả các công trình ngầm);
– Đặc điểm đất đá khu vực nổ mìn (các đặc tính cơ lý sn, sk, f) hoặc điều kiện địa chất, môi trường khác (nước, bùn…);
– Hướng, trình tự khai thác, thay đổi về điều kiện địa chất, địa hình theo chu kỳ khai thác và ảnh hưởng có thể có đến công tác nổ mìn; ảnh hưởng đến các công trình, nhà dân xung quanh.
III. TÍNH TOÁN, LỰA CHỌN CÁC THÔNG SỐ KHOAN NỔ MÌN
– Lựa chọn đường kính lỗ khoan, chiều cao tầng H (nếu đào hầm lò thì lựa chọn chiều dài một bước đào);
– Lựa chọn chiều sâu lỗ khoan;
– Lựa chọn chỉ tiêu thuốc nổ tính toán;
– Lựa chọn phương pháp nổ mìn;
– Lựa chọn VLNCN;
– Xác định các thông số khoảng cách lỗ, góc nghiêng lỗ khoan;
– Xác định lượng thuốc nạp cho một lỗ khoan tương ứng với chiều sâu lỗ khoan đảm bảo điều kiện an toàn về bua;
– Lựa chọn cấu trúc cột thuốc nổ trong lỗ khoan;
– Tính toán về an toàn (chấn động, sóng không khí và đá văng) xác định quy mô một lần nổ (kg);
– Lựa chọn khoảng cách an toàn cho người, thiết bị;
– Dự kiến số lượng VLNCN sử dụng hàng tháng.
IV. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI NỔ MÌN
– Biện pháp an toàn khi bốc dỡ, vận chuyển VLNCN;
– Biện pháp an toàn khi nạp mìn;
– Biện pháp che chắn bảo vệ chống đá văng (nếu có);
– Quy định các tín hiệu cảnh báo an toàn và giờ giấc nổ mìn;
– Quy định về gác mìn;
– Biện pháp kiểm tra sau nổ và xử lý mìn câm;
– Các quy định bổ sung về biện pháp xử lý, ứng phó khi gặp sự cố về thời tiết, cản trở khác trong các khâu khoan, nạp…;
– Các hướng dẫn khác (nếu có).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
– Trình tự thực hiện, thủ tục kiểm soát các bước;
– Quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng nhóm trong các khâu khoan, nạp, nổ và xử lý sau khi nổ mìn;
– Các quy định về báo cáo, ghi chép các sự kiện bất thường nhưng chưa đến mức xảy ra sự cố trong đợt nổ mìn; các ghi chép về sự cố nếu có (các nội dung này ghi ở phần kết quả nổ mìn trong hộ chiếu);
– Các quy định kỷ luật nội bộ khi có vi phạm;
– Hiệu lực của Phương án và ngày sửa đổi, bổ sung;
– Tên người lập phương án, người duyệt; cơ quan phê duyệt (nếu có).
Ghi chú: Phương án nổ mìn các dạng đặc biệt khác (dưới nước, phá dỡ công trình, nổ trong giếng khoan… được lập với các phần như trên nhưng thay đổi về nội dung cho phù hợp).
Xem thêm: